Tinh thần ái quốc cực đoan Adolf_Hitler

Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và sử dụng được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được che giấu bởi tài hùng biện. Như đã nói, ông ta tự coi mình là người kế thừa của vua Friedrich II Đại Đế[5] - một vị vua lớn của Vương quốc Phổ xưa,[75] dù chế độ độc tài của ông ta thực ra chẳng mấy giống với vua Friedrich II Đại Đế.[5]

Hitler: chiến binh dũng cảm

Vào mùa hè 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, và Hitler phải làm nghĩa vụ như hàng triệu thanh niên khác. Ông đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern. Giống như hàng triệu người Đức khác, Hitler là một chiến binh can đảm. Sau này có vài đối thủ chính trị kết án ông là kẻ hèn nhát trong chiến tranh, nhưng không có chứng cứ nào trong hồ sơ hậu thuẫn lời kết án này. Hitler được thưởng huy chương hai lần vì tinh thần dũng cảm. Tháng 12 năm 1914 ông được thưởng huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhì, và tháng 8 năm 1918 nhận huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhất vốn ít khi được ban thưởng cho cấp binh sĩ trong Quân đội Đế chế cũ. Ông luôn mang tấm huy chương này một cách hãnh diện cho đến lúc chết.

Hitler và Mannerheim, nhà lãnh đạo Phần Lan

Tuy thế, Hitler là một người lính kỳ lạ. Không có thư từ hoặc quà tiếp tế từ gia đình gửi đến như thường thấy ở những binh sĩ khác. Ông không bao giờ xin nghỉ phép; ông không hề để ý đến phụ nữ như những người lính khác. Giống như những chiến binh quả cảm nhất, ông không bao giờ phàn nàn về tình trạng hôi thối, chấy rận, bùn lầy nơi chiến trường. Ông tỏ ra là một chiến binh hăng say, luôn luôn cực kỳ nghiêm túc trong mọi mục đích của chiến tranh và vận mệnh của nước Đức.

Hitler kể rằng từ lúc đứng trước ngôi mộ bà mẹ mới mất, ông mới bật khóc lần nữa, khi nghe tin Đức thất trận. Giống như hàng triệu người Đức khác lúc ấy và mãi về sau, Hitler không thể chấp nhận thực tế khốc liệt là nước Đức đã chiến bại. Ông càng không thể chịu đựng được tấn thảm kịch ập xuống quê hương thân yêu của ông vào tháng 11 năm 1918. Đối với ông, cũng như đối với mọi người Đức, Quân đội Đức không thua trên trận tuyến, mà bị kẻ phản quốc ở hậu phương (bị gán bằng cụm từ "tội đồ Tháng Mười một") đâm sau lưng. Vì thế mà trong thâm tâm của Hitler cũng như của nhiều người Đức, sự tin tưởng quá khích đối với "truyền thuyết đâm sau lưng" dần dà làm suy yếu nền Cộng hòa và dọn đường cho Hitler cuối cùng lên nắm chính quyền.

Cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng Quốc xã phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.

Tái vũ trang nước Đức

Vì tinh thần ái quốc cực đoan, Hitler theo đuổi một cách không mệt mỏi chương trình tái vũ trang, qua đó được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Quân đội. Bước đầu tiên là tăng quân số lên gấp ba – từ 100.000 (giới hạn của Hòa ước Versailles) lên 300.000 quân tính đến ngày 1 tháng 10 năm 1934. Trong thời gian này, Hải quân Đức bắt đầu đóng tàu thiết giáp và tàu ngầm, vi phạm Hòa ước Versailles. Không quân Đức đặt hàng thiết kế máy bay chiến đấu và đào tạo phi công quân sự. Các khu tất bật sản xuất súng đạn, tổng hợp nitrát từ không khí, sản xuất xăng tổng hợp và cao su nhân tạo từ than đá. Các cường quốc, dẫn đầu là Anh, đành phải chấp nhận chuyện đã rồi.

Ngày 16 tháng 3 năm 1935, Hitler ban hành nghị định thiết lập nghĩa vụ quân sự và một quân đội thời bình gồm có 12 quân đoàn và 36 sư đoàn – khoảng nửa triệu người. Các cường quốc chỉ có một số động thái rỗng tuếch để cảnh cáo Hitler.

Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler bí mật ban hành Luật Bảo vệ Đế chế, tổ chức lại quân lực; Bộ Quốc phòng đổi thành Bộ Chiến tranh. Quân đội Đức từ danh hiệu Reichswehr (Quân Phòng vệ Đế chế) dưới thời Cộng hòa bây giờ được chuyển thành Wehrmacht (Lực lượng Phòng vệ). Hitler kiêm thêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Mỗi binh chủng hải lục không quân có Tư lệnh và Bộ Tư lệnh riêng.

Hitler đề xuất hải quân mới của Đức ở mức 35% tải trọng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, và như thế vẫn còn khiến cho Đức 15% thấp hơn tải trọng của Hải quân Pháp. Anh nhanh chóng chấp nhận đề xuất này mà không tham khảo với Pháp, vô hình trung cho phép Đức tự do đóng tàu cho hạm đội càng nhanh càng tốt theo khả năng có thể – ngang bằng khả năng huy động tối đa các xưởng đóng tàu và nhà máy thép trong 10 năm. Vì thế, đây không phải là giới hạn tái vũ trang của Đức mà là khuyến khích bành trướng binh chủng hải quân nhanh chóng theo khả năng của Đức.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Adolf_Hitler http://www.hrb.at/?path=languages/english/body.php //nla.gov.au/anbd.aut-an35198137 http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F048732.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/267992 http://ew.com/article/1993/06/11/how-hitler-lost-w... http://www.foxnews.com/story/2003/10/17/documents-... http://www.nytimes.com/2002/01/13/weekinreview/wor... http://www.questia.com/library/1G1-21238666/mein-d... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7...